Việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập sẽ phụ thuộc vào những quy định thành lập chi nhánh. Vậy cần có hồ sơ hay thủ tục nào để tiến hành? Công ty Kế Toán Vũng Tàu mời khách hàng tìm hiểu cụ thể về các loại hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh hạch toán độc lập tại Bà Rịa – Vũng Tàu qua bài viết này. 

1. Sơ lược về chi nhánh hạch toán độc lập

Chi nhánh hạch toán độc lập chính là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Vấn đề tài chính của chi nhánh sẽ độc lập so với công ty chủ quản. Chi nhánh hạch toán độc lập có thể hoạt động tương tự doanh nghiệp bình thường. Tuy nhiên, công ty phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất khi hết năm tài chính. 

Các chi nhánh độc lập sẽ phải tự thực hiện các điều: 

  • Xác định các chi phí phát sinh và thu nhập tính thuế. 
  • Thực hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi lại trong sổ kế toán riêng. 
  • Kê khai và nộp thuế (Thuế GTGT, thuế TNCN và lệ phí môn bài). 
  • Kê khai thuế và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 
  • Lập và nộp báo cáo tài chính vào cuối năm. 
  • Phải có con dấu riêng, mã số thuế đủ 13 số, sử dụng hóa đơn và tài khoản ngân hàng riêng. 
  • Phòng kế toán hoặc bộ phần kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật Kế toán.

2. Hồ sơ, thủ tục lập chi nhánh công ty hạch toán độc lập

2.1 Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập (Vốn Việt Nam)

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để thành lập chi nhánh hạch toán độc lập
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư 
  • Nộp trực tiếp đến Sở KH&ĐT hoặc nộp online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 
  • Bước 3: Chờ lấy giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hạch toán độc lập
  • Từ 3 ngày làm việc:  Sở KH&ĐT sẽ cấp giấy phép kinh doanh chi nhánh. Đối với trường hợp từ chối, Sở KH&ĐT sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
  • Bước 4: Nộp hồ sơ kê khai thuế môn bài tại cơ quan thuế chi nhánh
  • Khi có được giấy phép hoạt động chi nhánh, người đứng đầu chi nhánh công ty hạch toán độc lập phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế và nộp hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của chi nhánh.

2.2 Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập (Vốn nước ngoài)

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh có vốn nước ngoài
  • Bản thông báo về việc thành lập chi nhánh hạch toán độc lập.
  • Biên bản họp của hội đồng thành viên (hội đồng quản trị) về vấn đề thành lập chi nhánh.
  • Quyết định thành lập của chủ sở hữu/hội đồng quản trị/hội đồng thành viên.
  • Bản sao công chứng (Hộ chiếu/CCCD người đứng đầu chi nhánh; Điều lệ hoạt động chi nhánh có vốn nước ngoài; Giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định bổ nhiệm/hợp đồng lao động của người đứng đầu chi nhánh; BCTC có kiểm toán/văn bản xác nhận nghĩa vụ thuế năm tài chính gần nhất; Hợp đồng hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất làm trụ sở chi nhánh)
  • Bước 2: Gửi hồ sơ đến Bộ Công thương
  • Bước 3: Chờ nhận kết quả

Trường hợp thông thường: 

  • Hồ sơ chưa hợp lệ (3 ngày làm việc): Bộ Công thương sẽ gửi thông báo yêu cầu bổ sung (tối đa 1 lần). 
  • Hồ sơ hợp lệ ( 7 ngày làm việc): Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép hoạt động chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài.

Trường hợp hồ sơ gửi Bộ trưởng Bộ Quản lý chuyên ngành:

  • Hồ sơ hợp lệ (Từ 10 ngày đến 15 ngày làm việc): Bộ Công thương sẽ gửi văn bản xin ý kiến đến Bộ Quản lý chuyên ngành. Sau khi nhận được phản hồi, Bộ Công thương sẽ cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty có vốn nước ngoài. 
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ (Từ 5 ngày làm việc): Bộ Công thương sẽ thông báo đến công ty/ doanh nghiệp bằng văn bản.

3. Các thủ tục cần có sau khi mở chi nhánh hạch toán độc lập

3.1 Chi nhánh độc lập cần có chữ ký số

Chi nhánh hạch toán độc lập cần thực hiện đầy đủ thủ tục, hồ sơ qua mạng như giao dịch thông qua ngân hàng, ký hợp đồng trực tuyến, đóng các loại bảo hiểm xã hội,… Do đó, việc sở hữu chữ ký số là điều cần thiết. Tuy nhiên, sau khi có chữ ký số, chi nhánh phải đăng ký với cơ quan thuế và nhận được xác nhận của ngân hàng. 

3.2 Mở tài khoản ngân hàng 

Chi nhánh công ty hạch toán độc lập nên có tài khoản ngân hàng riêng để thực hiện giao dịch kinh doanh, nộp thuế, thanh toán lương, thanh toán điện nước,…

Thủ tục mở tài khoản chi nhánh tương tự mở tài khoản ngân hàng đối với doanh nghiệp. Người đứng đầu chi nhánh sẽ phải chuẩn bị các loại giấy tờ như: 

  • Bản sao của giấy phép xin thành lập chi nhánh. 
  • Bản sao hộ chiếu/CCCD của người đại diện pháp luật. 
  • Giấy đăng ký tài khoản chi nhánh theo mẫu của bên ngân hàng.

Ngoài ra, chi nhánh hạch toán độc lập có thể bổ sung (nếu ngân hàng yêu cầu): 

  • Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng. 
  • Bản sao hộ chiếu/CCCD của kế toán trưởng.

3.3 Đăng ký hóa đơn điện tử 

Để xuất hóa đơn bán hàng, Chi nhánh hạch toán độc lập phải đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử để có thể xuất hóa đơn bán hàng. Thủ tục kê khai và đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử qua mạng sẽ dựa theo Nghị định 123 và Thông tư 78. 

3.4 Kê khai và nộp thuế

Kê khai và nộp lệ phí môn bài:

  • Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ phải kê khai và nộp lệ phí môn bài tại cơ quan quản lý thuế chi nhánh. 
  • Hạn chậm nhất là vào 30/01 của năm sau năm mà chi nhánh hạch toán độc lập thành lập. 

Lệ phí môn bài mà các chi nhánh phải nộp:

  • 1 triệu đồng: Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thành lập vào 6 tháng đầu năm. 
  • 500.000 đồng: Đối với chi nhánh hạch toán độc lập thành lập vào 6 tháng cuối năm (chỉ áp dụng cho năm đầu tiên).

Trong thời gian doanh nghiệp miễn lệ phí môn bài, chi nhánh hạch toán độc lập thành lập sẽ không phải đóng lệ phí này.

3.5 Gắn/ treo bảng hiệu chi nhánh 

Theo luật Doanh nghiệp 2020 quy định, tên của doanh nghiệp phải được gắn/treo tại trụ sở chính, ở các chi nhánh và văn phòng đại diện. Do đó, sau khi có được giấy phép hoạt động, chi nhánh cần phải tiến hành gắn/treo bảng hiệu để tránh bị xử phạt hành chính từ 10 triệu – 15 triệu đồng hoặc bị khoá mã số thuế.

4. Tổng hợp câu hỏi liên quan đến thành lập chi nhánh hạch toán độc lập

Câu hỏi 1: Tư cách pháp nhân của chi nhánh hạch toán độc lập

Trả lời: Về tư cách pháp nhân, chi nhánh hạch toán độc lập sẽ không có. Chi nhánh được xem là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp và hoạt động để mở rộng kinh doanh nên không có tư cách tham gia vào quan hệ pháp luật độc lập.

Câu hỏi 2: Lập báo cáo tài chính của các chi nhánh hạch toán độc lập

Trả lời: Chi nhánh hạch toán độc lập sẽ phải tự lập và nộp báo cáo tài chính tương tự doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, công ty chủ quản sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất khi kết thúc năm tài chính.

Câu hỏi 3: Thủ tục thành lập chi nhánh độc lập có thay đổi không?

Trả lời: Các doanh nghiệp thành lập chi nhánh hạch toán độc lập có vốn nước ngoài hay Việt Nam mà thủ tục đăng ký có sự thay đổi. 

Câu hỏi 4: Ai sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh?

Trả lời:

  • Vốn Việt Nam: Sở Kế hoạch và Đầu tư tại trụ sở chính công ty chủ quản sẽ cung cấp giấy phép hoạt động cho chi nhánh hạch toán độc lập có vốn Việt Nam.
  • Vốn nước ngoài: Bộ Công thương sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hạch toán độc lập. 

Bài viết tổng hợp thông tin cụ thể về chi nhánh hạch toán độc lập và hồ sơ, thủ tục cần thiết. Nếu cần giải được tư vấn và đáp các thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với Công ty Kế toán Vũng tàu. 


THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Đánh giá
Thành lập công ty Vũng Tàu

Chia sẻ bài viết này:

Thành lập công ty Vũng Tàu
Thành lập công ty Vũng Tàu

Liên hệ với chúng tôi

Vui lòng để lại thông tin, Công ty Kế Toán Vũng Tàu M.I.T sẽ gọi lại ngay.

Thành Lập Công Ty Vũng Tàu MIT
Đánh giá