Mô Hình Kinh Doanh Là Gì? Các Loại Mô Hình Kinh Doanh Phổ Biến
Trong bối cảnh các doanh nghiệp luôn tìm kiếm sự thay đổi và phát triển thì việc hiểu rõ mô hình kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng trên con đường tiến đến sự thành công. Để lựa chọn cho mình một mô hình kinh doanh phù hợp không phải là điều đơn giản, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa bước chân vào thị trường kinh doanh đầy biến động hiện nay. Vậy mô hình kinh doanh là gì? Có những loại mô hình kinh doanh nào? Hãy cùng M.I.T chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
MÔ HÌNH KINH DOANH LÀ GÌ?
Mô hình kinh doanh (Business Model) hay hiểu đơn giản là một chiến lược, khuôn mẫu mà doanh nghiệp sử dụng để phục vụ cho mục kinh doanh từ đó mang lại lợi nhuận cao cho tổ chức. Thông qua mô hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể xác định được sản phẩm, dịch vụ, thị trường mục tiêu hay các khoản chi phí cho hoạt động marketing…
Bản chất của mô hình kinh doanh chính là:
- Lựa chọn sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh
- Hình thức tiếp thị sản phẩm đến khách hàng
- Xác định các loại chi phí cho quá trình vận hành hoạt động kinh doanh
- Cách thức để tạo ra chuyển đổi từ đó mang lại lợi nhuận cao cho tổ chức
VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Việc xác định mô hình kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, bất kể quy mô vừa và nhỏ hay lớn. Với một mô hình kinh doanh phù hợp, các doanh nghiệp sẽ có cơ sở để nhận biết, xác định vị thế và xây dựng giá trị bền vững trên thị trường. Hiện nay, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt thì các doanh nghiệp sẽ cần phải thay đổi mô hình kinh doanh liên tục để thích ứng và phát triển hơn.
- Xác định rõ định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, định vị, phân nhóm khách hàng tiềm năng mang lại nguồn doanh thu tối ưu.
- Tham mưu vào quá trình thiết lập kế hoạch tiếp cận khách hàng trên đa kênh.
- Cung cấp giá trị lợi ích cao thông qua sản phẩm tới người tiêu dùng bằng những giải pháp tối ưu.
- Định vị và phát triển hiệu quả những nguồn lực chính của doanh nghiệp
NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH
Trên thực tế, mỗi mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ mang nét đặc trưng riêng phù hợp với định hướng và điều kiện phát triển. Tuy nhiên đặc điểm chung của hầu hết mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ bao gồm những thành phần cơ bản sau:
- Tầm nhìn – Sứ mệnh: Tầm nhìn và sứ mệnh quyết định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Hãy sử dụng nội dung tích cực, mang tính chất cung cấp lợi ích cho xã hội và người dùng khi định vị tầm nhìn.
- Mục tiêu chính: Mục tiêu có thể là doanh thu, thương hiệu, văn hoá doanh nghiệp, thị phần,… Cần xác định mục tiêu có thể đo lường được và mức độ ưu tiên trong sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
- Khó khăn đối với khách hàng mục tiêu: Mô hình kinh doanh là một vòng tròn kín với trọng tâm là khách hàng. Nhiệm vụ của bạn là xác định nhóm khách hàng sẽ quan tâm đến sản phẩm. Song song với đó, bạn cũng cần phải định vị được những khó khăn khách hàng sẽ gặp phải khi trải nghiệm sản phẩm của bạn.
- Các giải pháp: Mô hình kinh doanh chất lượng sẽ có danh sách các giải pháp cho các vấn đề khó khăn của khách hàng. Cố gắng đảm bảo rằng khách hàng hiểu được lý do dẫn đến sự cố khi họ sử dụng sản phẩm của bạn.
- Giá trị: Hãy luôn tạo ra giá trị mới, là đơn vị tiên phong thực hiện cải tiến sản phẩm, khiến chúng trở nên độc đáo.
- Kênh phân phối: Lựa chọn phương thức đẩy bán sản phẩm. Có thể phân phối trực tiếp, gián tiếp, độc quyền,.
- Nền tảng quảng bá sản phẩm: Lựa chọn phương tiện tiếp cận thị tường và các kênh bạn muôn sử dụng để quảng cáo và đẩy bán sản phẩm.
- Cơ hội phát triển: Yếu tố này trong mô hình kinh doanh liên quan đến việc tìm kiếm các cách giúp doanh nghiệp phát triển hay cơ hội cải thiện hiệu quả kinh doanh.
- Mô hình doanh thu: Được định hướng theo khuôn khổ xác định nguồn thu nhập hợp lý có thể theo đuổi.
- Cấu trúc chi phí: Xác định các chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả (chi phí cố định, chi phí biến đổi) và ước tính mức độ ảnh hưởng của nó tới việc định giá.
NHỮNG MÔ HÌNH KINH DOANH PHỔ BIẾN NĂM 2023
-
Mô hình ẩn doanh thu (Hidden revenue business model)
Một số case study điển hình về tạo doanh thu ẩn là Google và Facebook. Hai trang web phổ biến nhất trên hành tinh này có chiến lược kinh doanh tương tự nhau. Họ vừa cung cấp các ứng dụng và nền tảng miễn phí cho nhiều đối tượng (hàng tỷ người trên toàn thế giới) lại vừa có thể kiếm tiền từ dữ liệu của những đối tượng ấy.
Facebook và Google sẽ tiến hành thu thập thông tin người dùng dựa vào số lượt tìm kiếm và cả số lượt Like. Sau đó, họ sẽ bán các thông tin ấy cho nhiều doanh nghiệp khác nhau dưới dạng quảng cáo.
- Mỗi lần bạn nhấp qua một liên kết trên Google có ký hiệu Quảng cáo trực tuyến bên cạnh nghĩa là bạn đang giúp Google kiếm tiền dựa trên từ khóa trong liên kết ấy đấy.
- Còn trong trường hợp bạn mua dịch vụ do Google cung cấp thì người kiếm được lợi nhuận sẽ là bạn.
Tương tự với Facebook, newsfeed là nơi Facebook kiếm tiền từ hầu hết các quảng cáo. Cả hai mô hình đều sử dụng mô hình tạo doanh thu ẩn. Vì các dịch vụ này chạy tốt đến mức hầu hết người dùng hầu như không nhận ra dữ liệu của họ đang được bán cho mục đích quảng cáo.
-
Mô hình kinh doanh một đổi một (One for one business model)
Bạn đã bao giờ nghe nói về thương hiệu Giày TOMS chưa? Như bạn có thể hiểu từ cái tên, đây là một công ty sản xuất giày.
Người sáng lập của TOMS Shoes đã đưa ra một mô hình. Trong đó, cứ một đôi giày được bán, sẽ có một đôi khác được trao đến cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn trên khắp thế giới.
Mô hình này có thể xem là sự kết hợp giữa mô hình lợi nhuận với các mô hình phi lợi nhuận. Trên thực tế, Giày TOMS đã được chứng minh là có lợi nhuận và phát triển bền vững theo không gian lẫn thời gian.
Khía cạnh phi lợi nhuận của mô hình một đổi một chính là nền tảng cho sự phát triển của TOMS Shoes. Rõ ràng, ai cũng sẵn sàng tham gia vào chiến dịch của công ty bởi họ không chỉ được sở hữu đôi giày đẹp mà còn tham gia vào việc chăm sóc trẻ em trên toàn thế giới.
Rõ ràng, ai cũng sẵn sàng tham gia vào chiến dịch của công ty bởi họ không chỉ được sở hữu đôi giày đẹp mà còn tham gia vào việc chăm sóc trẻ em trên toàn thế giới.
-
Mô hình lợi nhuận từ các sản phẩm đi kèm (Razor and blade renevue model)
Mô hình lợi nhuận từ các sản phẩm đi kèm hoạt động dựa trên lý thuyết:
Khi một doanh nghiệp có thể làm cho khách hàng trung thành với một sản phẩm thì các doanh nghiệp tương tự có thể tận dụng sản phẩm đó để bán các phụ kiện đi kèm với chi phí rất cao
Apple lại đi ngược lại khái niệm của mô hình này. Cụ thể là Apple đã tạo ra các nền tảng như App Store và iTunes để bán ứng dụng, bài hát, phim hoặc phim truyền hình cùng mức giá hợp lý. Trong khi đó các sản phẩm chủ chốt, như iPhone, iPad, và Mac lại khá mắc.
Điều này đã khiến cho khách hàng cảm thấy bị mắc kẹt trong hệ sinh thái của Apple. Bởi nếu muốn sử dụng App Store hay Itunes, họ bắt buộc phải mua các sản phẩm chủ chốt với chi phí cao và độ co giãn giá rất thấp.
-
Mô hình theo chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (Cash conversion cycle / Cash machine business model)
Về cơ bản, nó có nghĩa là một công ty chuyển đổi tiền mặt thành hàng hóa và dịch vụ, sau đó lại chuyển thành tiền mặt.
Mô hình này được thấy nhiều ở các công ty người làm margin – lợi nhuận thấp nhưng tồn tại trên thị trường với vị trí top đầu. Giống như Amazon tạo ra một lượng lớn tiền mặt từ cửa hàng trực tuyến của mình trước khi trả cho các nhà cung cấp.
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt: Tiền mặt ==> Sản phẩm & Dịch vụ ==> Tiền mặt
-
Mô hình đồng đẳng (Peer to peer business model)
AirBnB hoạt động dựa trên mô hình đồng đẳng, cho phép các cá nhân thuê từ các chủ sở hữu tư nhân với một khoản phí nhất định.
Trên thực tế, AirBnB tính phí dịch vụ từ 5% đến 15% của tổng chi phí đặt phòng, trong khi hoa hồng cho chủ sở hữu thường là 3%. AirBnB cũng tính phí các chủ sở hữu trải nghiệm phí dịch vụ 20% trên tổng giá.
Mô hình kinh doanh đồng đẳng được xây dựng dựa trên tiền đề tạo ra giá trị cho cả phía cung và phía cầu. Trong đó doanh nghiệp giống như một người trung gian kiếm tiền thông qua hoa hồng.
Trong thời đại công nghệ như hiện nay, AirBnB đã triển khai thành công phiên bản hiện đại của mô hình kinh doanh đồng đẳng, cho phép các giao dịch giữa chủ nhà và người thuê diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn.
Nền tảng này hoạt động trơn tru và AirBnB chỉ cần can thiệp để tạo niềm tin và giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan.
-
Mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện – (Multi-sided platform business model)
Nếu phải kể tên một trong những mạng xã hội chuyên nghiệp nhất hiện nay, thì chắc chắn đó sẽ là LinkedIn. Với hơn 500 triệu người dùng trên toàn thế giới, LinkedIn hẳn là cung cấp nhiều giá trị hữu ích cho một các bên liên quan.
Hơn hết, LinkedIn còn là một nguồn lợi quý giá cho các doanh nghiệp B2B đang cố gắng phát triển làm giàu; cho bất kỳ nhà phát triển kinh doanh nào; cho các nhà quản lý nhân sự; và các ứng viên muốn phát triển kỹ năng của họ.
Trong mô hình kinh doanh trên nền tảng đa diện, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho cả hai bên. Chẳng hạn, LinkedIn bán dịch vụ đăng ký cho các nhà quản lý nhân sự giúp họ tìm ứng viên thích hợp. Đồng thời, LinkedIn cung cấp dịch vụ đăng ký khác cho những người tìm kiếm cơ hội việc làm.
Vì giá trị của nền tảng phụ thuộc vào khả năng LinkedIn cung cấp các ứng viên có kỹ năng cho người quản lý nhân sự, nên LinkedIn đã tạo ra một nền tảng giảng dạy trực tuyến cung cấp các khóa học chuyên nghiệp cho những người tìm việc trau dồi kỹ năng của mình với mức chi phí tương xứng..
-
Mô hình bán hàng trực tiếp (Direct sales business model)
Ngày nay, với sự ra đời của AI cùng sự trợ giúp từ các thiết bị công nghệ tiên tiến, bán hàng trực tuyến tưởng chừng không còn phổ biến. Thậm chí đối với nhiều người, cách bán hàng này đã trở nên quá cũ kỹ.
Song, thực tế đã chứng minh ngược lại. Trong thời đại mà mọi thứ đang dần được tự động hóa, liên lạc cá nhân lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Hiện nay, các công ty như ConvertKit sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp như một vũ khí mạnh mẽ để phát triển công việc kinh doanh của họ.
Một trong những bí quyết để chiến lược bán hàng trực tiếp thành công là khả năng nhận định đúng thị trường mục tiêu. Bạn không thể bán sản phẩm/dịch vụ một cách chung chung cho tất cả mọi người.
-
Mô hình kinh doanh Freemium (Freemium business model)
Miễn phí luôn là yếu tố kích thích mạnh mẽ nhất cho sự tăng trưởng.
Nhiều người trong ngành công nghệ và cụ thể hơn là trong mô hình kinh doanh SaaS sử dụng Freemium để phát triển công việc kinh doanh. Freemium là sự pha trộn giữa dịch vụ miễn phí và trả phí.
Cụ thể, sản phẩm miễn phí mà công ty cung cấp sẽ được thiết kế giống với sản phẩm gốc. Nhưng tất nhiên, sẽ có mặt hạn chế về một số chức hoạt động.
Nói cách khác, phiên bản miễn phí được sử dụng để tạo khách hàng tiềm năng (nắm bắt danh bạ của mọi người) và mời họ nâng cấp lên phiên bản trả phí hoặc yêu cầu người dùng có tài khoản miễn phí hỗ trợ công ty trong việc quảng cáo sản phẩm.
Mô hình kinh doanh Freemium – SumoMe.
- Lấy ví dụ như SumoMe, một công cụ cho phép bạn tăng lượng người xem blog thông qua các hình thức bản tin, cửa sổ pop-ups, thử nghiệm A/ B Testing và biểu đồ theo dõi hành vi người dùng.
- Nếu được trang bị phiên bản Freemium, bạn sẽ có cơ hội nhận thêm nhiều tính năng miễn phí. SumoMe sẽ dựa vào đó mời bạn nâng cấp theo thời gian.
Sản phẩm miễn phí có thể được tận dụng theo nhiều cách. Đầu tiên là để tạo khách hàng tiềm năng, sau đó là để kích hoạt hình thức upsells cho khách hàng không phải trả tiền.
Nếu thực hiện một cách thích hợp mô hình Freemium có thể là một cách tuyệt vời để phát triển thương hiệu và kinh doanh nhanh chóng. Cuối cùng là sử dụng Freemium như một công cụ virus có tính lan truyền cao.
Cùng với CTA và các liên kết được đặt ở những vị trí chiến lược, bạn có thể yêu cầu người dùng miễn phí giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đến mọi người xung quanh.
Nếu thực hiện đúng cách, mô hình Freemium có thể là một cách giải pháp tuyệt vời để phát triển thương hiệu và thúc đẩy công việc kinh doanh nhanh chóng.
-
Mô hình tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing business model)
Giả sử có một trang web với lượng truy cập lớn mỗi tháng nhưng lại không bán bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào trên trang web.
Vậy, làm thế nào để kiếm tiền? Khi đó, hãy sử dụng mô hình tiếp thị liên kết để kiếm tiền bằng cách giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của các công ty khác và nhận tiền hoa hồng từ họ.
Thực hiện đúng quá trình tiếp thị liên kết, bạn có thể có được một nguồn thu nhập không hề nhỏ. Hơn nữa chi phí tốn kém lại cực kỳ ít.
-
Mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký (Subscription business model)
Để làm rõ về mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký, có hai trường hợp được đặt ra như sau:
Trường hợp 1: Giả sử bạn có một loạt khóa học SEO online chỉ bán theo hình thức cá nhân. Trong một tháng, bạn nhanh chóng bán được 100 khóa học với giá 100$/khóa, trong tháng đó bạn thu về $10,000 doanh thu. Đến tháng sau, để duy trì lợi nhuận, bạn sẽ phải bán thêm 100 khóa học khác bằng cách hoặc tìm thêm học viên hoặc tạo ra các khóa học mới.
Trường hợp 2: Bạn có hàng loạt khóa học online nhưng lần này, bạn sẽ dùng mô hình kinh doanh theo hình thức đăng ký. Chỉnh chế độ đăng ký mua hàng hàng tháng với mức giá $75/khóa. Nếu 100 người đăng ký khóa học, nghĩa là mỗi tháng bạn sẽ có $7,500 mà không phải tìm học viên mới.
Rõ ràng, cách làm ở trường hợp 2 hiệu quả và tiện lợi hơn. Do vậy nhiều doanh nghiệp nổi tiếng như Netflix, Amazon (với Prime), LinkedIn sử dụng mô hình đăng ký phục vụ cho việc kiếm tiền. Tuy nhiên, mô hình này cũng cần rất nhiều nguồn lực.
Ví dụ với Netflix, bạn chỉ chấp nhận trả tiền gói thuê bao hàng tháng nếu họ cam kết thường xuyên cung cấp cho bạn những bộ phim hay ho, mới mẻ. Đây chính là động lực để Netflix sản xuất phim với chi phí khá lớn.
Hoặc để duy trì mô hình kinh doanh dựa trên đăng ký, các doanh nghiệp cần rất nhiều nguồn lực cần thiết. Để tạo nội dung mới, cung cấp thêm dịch vụ tuyệt vời thúc đẩy người đăng ký tiếp tục trả tiền.
-
Mô hình dành cho các công ty tư vấn (Management – Consulting business model)
Accenture là một trong những công ty tư vấn thành công nhất trên thế giới, Accenture kiếm tiền bằng cách bán dịch vụ tư vấn cho một số ngành (từ dịch vụ tài chính đến truyền thông và công nghệ).
Mô hình kinh doanh của các công ty tư vấn thường dựa trên việc thuê những người tài năng và giao cho họ làm việc trên các dự án khách hàng chuyển đổi.
Khách hàng sẽ phải trả một khoản phí có thể tính theo giờ hoặc theo ngày, nói chung là theo yêu cầu của bên dịch vụ. Nhờ mô hình này mà Accenture có thể thu về hàng tỷ đô la trên các dịch vụ tư vấn toàn cầu.
-
Mô hình Agency (Agency – based business model)
Neilpatel.com là một trong những trang web thành công nhất về Digital Marketing. Neil Patel với kiến thức và kinh nghiệm của một chuyên gia, cũng đã sử dụng tên mình như một thương hiệu, đã được công nhận trong thị trường.
Tuy nhiên, thay vì bán công cụ hay đăng tải thông tin sản phẩm trên website, Neil Patel lại kiếm tiền từ nguồn traffic bằng cách tạo khách hàng tiềm năng cho agency của ông ấy. Như ông đã từng nói:
Mô hình tôi không có khả năng nhân cấp và đòi hỏi nhân viên nhiều hơn, nhưng nó có thể tạo ra nhiều tiền hơn. Ví dụ điển hình như các agency WPP và Dentsu, doanh thu của họ lên tới hàng tỷ đô la!
Lại nói, Neil Patel Digital là SEO Marketing Agency chuyên về lĩnh vực Digital Marketing và SEO, kiếm tiền từ lưu lượng truy cập chủ yếu bằng cách cung cấp nội dung bài viết và các công cụ marketing online miễn phí. Công ty triển khai dựa trên sự kết hợp giữa mô hình freemium, mô hình kinh doanh agency.
Ý tưởng phát triền mô hình kinh doanh agency rất đơn giản.
- Tạo ra đủ khách hàng tiềm năng
- Thành lập một nhóm chuyên nghiệp để quản lý các dự án được giao.
- Phát triển agency cho các dự án tiếp theo!
Theo Neil Patel, ít nhất là trong lĩnh vực Digital Marketing – khả năng xây dựng agency tỷ đô là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
-
Mô hình kinh doanh chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc (Vertically integrated supply chain business model)
Mô hình chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp sở hữu hoặc kiểm soát chuỗi cung ứng của mình bằng cách kiểm soát các nhà cung cấp, nhà phân phối hay các địa điểm bán lẻ.
Nhờ việc kiểm soát chuỗi cung ứng theo chiều dọc, doanh nghiệp đạt được những lợi ích trong việc quản lý quy trình hoạt động, tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả.
Netflix là thương hiệu điển hình thành công áp dụng mô hình này, doanh nghiệp ban đầu chỉ hoạt động như nhà cung cấp phim và truyền hình. Về sau, nơi đây mở rộng cách thức kinh doanh bằng việc tự sản xuất ra những bộ phim mới và trình chiếu song song cùng các hãng phim khác trên nền tảng phân phối của mình.
-
Mô hình kinh doanh thị trường thương mại điện tử (E-commerce marketplace business model)
Ở Bắc Mỹ nói riêng và các nước phương tây nói chung, Với gần 23 tỷ đô la doanh thu và gần 7 tỷ đô la lợi nhuận, Amazon được xem là biểu tượng của mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Còn ở Trung Quốc, Alibaba là công ty dẫn đầu thị trường này!
Năm 2016, Alibaba ghi nhận hơn 423 triệu người mua. Cũng giống như Amazon, Alibaba có mô hình kinh doanh đa dạng, với nhiều bộ phận tạo nên. Tuy nhiên, tính đến năm 2017, phần lớn doanh thu của công ty vẫn đến từ thương mại là chủ yếu.
Vì việc xây dựng một trang web và thương mại điện tử không quá tốn kém. Và cũng không phải trả chi phí cụ thể cho việc kinh doanh chính thống. Hiện nay ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhỏ tham gia và tạo ra thị trường nguồn doanh thu tương tự như Amazon trên quy mô toàn cầu.
Trường hợp kinh doanh trên Amazon
Trên thực tế, nhiều cửa hàng chính thống thường lựa chọn trở thành người bán hàng trên Amazon:
Khi bán hàng trên Amazon, các sản phẩm bạn bán cũng sẽ được chọn trực tiếp, đóng gói và vận chuyển. Amazon sẽ lấy một phần doanh thu và người bán giữ lại phần còn lại. Như chuyên gia của Amazon chia sẻ:
“Chúng tôi cung cấp các chương trình cho phép người bán phát triển doanh nghiệp của họ, bán sản phẩm của họ trên trang web của chúng tôi. Và các trang web có thương hiệu của riêng họ và thực hiện các đơn đặt hàng thông qua chúng tôi. Chúng tôi không phải là người bán chính trong các giao dịch này. Chúng tôi yêu cầu họ trả phí cố định, chia sẻ tỷ lệ phần trăm doanh thu, phí hoạt động trên mỗi đơn vị, tiền lãi hoặc một phí số kết hợp”
Tính đến năm 2016, Amazon vẫn kiếm được gần 70% doanh thu từ các sản phẩm bán lẻ.
-
Mô hình khuyến mãi, chủ yếu tập trung vào chất lượng cao (The discount business model that focuses on high quality)
Mô hình kinh doanh The Discount Business Model That Focuses On High Quality khuyến mãi tập trung vào chất lượng cao bắt buộc doanh nghiệp cam kết duy trì cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng với chất lượng cao nhất có thể, trong khi đó, mức giá bán ra lại phải chăng hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Ví dụ điển hình của hình thức này là chuỗi siêu thị ALDI với định vị thương hiệu bán sản phẩm giá thấp, chấp nhận doanh thu và chi phí marketing thấp hơn.
Một trong những thành phần quan trọng của mô hình kinh doanh ALDI là giữ giá thành thấp trong khi vẫn duy trì chất lượng cao nhất có thể. Cụ thể, ALDI giới hạn các cửa hàng của mình chỉ được bán 1.300 mặt hàng, hạn chế số lượng hàng thải.
Ngoài ra, ALDI định vị thương hiệu luôn bán giá thấp, chấp nhận sẽ có doanh số và chi phí tiếp thị thấp hơn. 90% thương hiệu ALDI có thỏa thuận độc quyền với chuỗi thị trường!
-
Mô hình kinh doanh dựa trên sự chú ý của người dùng (Attention merchant business model)
Doanh nghiệp “attention merchant” được định nghĩa là công ty chủ yếu kiếm tiền bằng cách thu hút sự chú ý của con người.
Thực chất, dữ liệu này khá trừu tượng không dễ gì thu thập được. Các công ty quảng cáo thường được xác định là một dạng attention merchant. Điển hình trong đó là Facebook và Google, hai doanh nghiệp đang dẫn đầu trong lĩnh vực quảng cáo.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, Snapchat cũng là cái tên quen thuộc mô hình kinh doanh “attention merchant” thành công không kém gì Facebook hay Google. Tương tự như cách Google cho phép các doanh nghiệp kiếm lợi nhuận dựa trên lượng tìm kiếm từ khóa. Snapchat đã tạo ra Geofilters – bộ lọc hình ảnh dựa trên vị trí địa lý và theo dõi kết quả ghi nhận được từ những bộ lọc ấy .
Mặc dù cả Google và Facebook đều được chứng thực là các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của người dùng tốt nhất. Nhưng họ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Trên thực tế, khi các công ty này mở rộng quy mô, họ buộc phải thu hút được sự chú ý của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Khi điều đó xảy ra, những công cụ đó trở thành mối đe dọa khiến cơ quan chính trị phải tìm cách đẩy lùi bằng cách điều chỉnh hoặc phạt tiền họ.
-
Mô hình Privacy (Privacy as an innovative business model)
Theo sự phát triển của internet, các dữ liệu thông tin cá nhân người dùng ngày càng dễ bị đánh cắp và sử dụng cho mục đích thương mại. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp kinh doanh dựa trên dữ liệu người dùng ra đời.
Facebook và Google là những doanh nghiệp điển hình cho mô hình này, với nền tảng trực tuyến sở hữu lượng truy cập hàng đầu thế giới hiện nay, họ cho phép người dùng sử dụng miễn phí nhưng thay vào đó, thông tin của người dùng đồng thời cũng được họ thu nhập và bán lại cho các doanh nghiệp khác.
-
Mô hình kinh doanh dựa vào lượt theo dõi theo yêu cầu (On-demand subscription-based business model)
Mô hình kinh doanh dựa trên lượt theo dõi theo yêu cầu được phát triển dựa trên mô hình truyền thông truyền thống khi mà những lịch trình, chương trình được lên sẵn trước đó và phát sóng cố định.Trong khi đó, mô hình mới này ra đời cho phép xây dựng và phát sóng các chương trình sở hữu lượt theo dõi và ủng hộ đông đảo từ khán giả.
Ngày nay, chúng ta có thể tùy thích xem các chương trình hay phim ảnh phù hợp với nhu cầu bản thân. Nhiều thập kỷ qua, mô hình kinh doanh truyền thông truyền thống chủ yếu dựa vào lịch trình cố định.
Bạn có thể hoặc xem các chương trình ngay thời điểm chúng phát sóng; hoặc bạn phải đợi bản chiếu lại của chương trình đó. Ngày nay, đôi khi một mô hình kinh doanh chỉ trở nên khả thi khi có sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến. Nếu không thì họ bắt buộc phải nghĩ ra chiến lược thật sự sáng tạo.
Chẳng hạn, vào năm 1997, Reed Hastings, CEO và người sáng lập Netflix đã bắt đầu kinh doanh dựa trên việc cho thuê DVD. Ở thời điểm đó, công việc này được xem là nền tảng cho sự phát triển của Netflix. Và cho đến nay, nó cũng góp một phần nhỏ vào doanh thu của công ty.
Cho đến khi Netflix chuyển sang ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên lượt theo dõi theo yêu cầu; một mô hình kinh doanh cũ được các tạp chí sử dụng trong nhiều thập kỷ đã thành công và cải tiến trong ngành truyền hình. Trong đó nội dung chủ yếu được phân phối theo lịch trình cố định.
-
Mô hình kinh doanh nhượng quyền (Franchising business model)
Kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh tồn tại từ lâu và phổ biến trên thị trường hiện nay. Theo đó, bên nhượng quyền sẽ ủy thác cho bên nhận nhượng quyền được phép kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ, thương hiệu, bí quyết kinh doanh,… của mình trong một thời gian nhất định và giữa hai bên sẽ có sự ràng buộc lẫn nhau về quyền lợi và nghĩa vụ.
Ví dụ minh họa cho hình thức này là các thương hiệu chuỗi cửa hàng như gà rán KFC, Lotteria hay lẩu băng chuyền Kichi Kichi,…
-
Mô hình kinh doanh dựa trên nội dung do người dùng cung cấp (User-generated content business model)
Đây là một hình thức kinh doanh độc đáo mà doanh nghiệp hoạt động dựa trên việc xây dựng một nền tảng trực tuyến cho phép người dùng của mình có thể chia sẻ và cung cấp những nội dung lên đó. Nhờ những thông tin hữu ích, giải quyết được nhu cầu giữa các người dùng mà nền tảng thu hút thêm nhiều lượt truy cập, từ đó kiếm lợi nhuận qua các quảng cáo.
Liên hệ với chúng tôi
Vui lòng để lại thông tin, Công ty Kế Toán Vũng Tàu M.I.T sẽ gọi lại ngay.