Thuế là gì? Thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập công ty 2023

Thuế là gì? Thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập công ty 2023

Thuế là gì? Thuế doanh nghiệp phải nộp sau thành lập công ty

Thuế là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì?

Thuế là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì?

Thuế là gì? Nhà nước thu thuế để làm gì?

Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó, hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng? Rất đơn giản:

  • Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.
  • Thuế bình thường: nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.
  • Thuế đặc biệt: nhằm các mục đích đặc biệt, ví dụ: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương.

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở KH&ĐT cấp giấy phép kinh doanh và mã số thuế, doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định. Dưới đây là 4 loại thuế chính mà doanh nghiệp cần quan tâm:

1. Lệ phí (thuế) môn bài

Từ ngày 01/01/2017, cách gọi thuế môn bài được thay thế bằng lệ phí môn bài, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm.

  • Đối tượng nộp lệ phí môn bài: các thành phần kinh tế được quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
  • Đối tượng miễn lệ phí môn bài: được bổ sung, thay đổi theo Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
  • Mức thuế và thời hạn nộp lệ phí môn bài: Tùy vào thời gian đăng ký doanh nghiệp và mức doanh thu mà bậc thuế môn bài sẽ khác nhau, từ 300.000 đồng/năm – 3.000.000 đồng/năm.

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp – đây là thủ tục pháp lý quan trọng sau thành lập mà doanh nghiệp phải thực hiện.

2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng (VAT) hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa VAT mua vào và VAT bán ra. Để xác định số tiền thuế GTGT phải nộp, doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp.

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:Thuế GTGT= Thuế GTGT đầu ra- Thuế GTGT đầu vào”

  • Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch đó.
  • Ngược lại, nếu thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì doanh nghiệp sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.

Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

  • Trên doanh thu: Thuế suất thuế GTGT đối với phương pháp này được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp.[Thuế GTGT=Giá trị của hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế GTGT ]
  • Trên GTGT: Cách này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý. Khi đó, thuế GTGT sẽ được tính bằng 10% của giá trị tăng thêm.

3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.

  • Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có phát sinh thu nhập.

Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN x Thuế suất
  • Lợi nhuận = doanh thu – giá vốn – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp.

Việc xác định chi phí sao cho hợp lý, hợp lệ còn tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh và ngành nghề riêng của mỗi doanh nghiệp.

4. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân: [Thuế TNCN phải nộp=Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất]

  • Thu nhập tính thuế TNCN = thu nhập chịu thuế TNCN – các khoản giảm trừ.
  • Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng TNCN được công ty chi trả – Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN.

Các khoản giảm trừ thuế TNCN bao gồm giảm trừ gia cảnh và các khoản bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề đặc thù.

Câu hỏi thường gặp về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

Câu hỏi thường gặp về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

Câu hỏi thường gặp về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập

Câu hỏi 1.Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp trong năm là gì?

Trả lời: Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều các loại thuế chia thành thuế trực thu và thuế gián thu. Tùy vào ngành nghề mà mỗi doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ với từng loại thuế khác nhau. Tuy nhiên, có 4 loại thuế mà dù doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào cũng phải nộp sau khi thành lập là: lệ phí môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.

Câu hỏi 2. Cách tính thuế TNDN

Trả lời: Công thức tính thuế TNDN như sau: Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN x Thuế suất.

Câu hỏi 3. Cách tính thuế GTGT

Trả lời: Để tính thuế GTGT, đầu tiên doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai là khấu trừ hay trực tiếp.

  • Theo phương pháp khấu trừ, thuế GTGT được tính bằng chênh lệch giữa thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào.
  • Theo phương pháp trực tiếp, thuế GTGT có thể tính trên doanh thu hoặc trên giá trị tăng thêm.

Câu hỏi 4. Các khoản giảm trừ thuế TNCN gồm những gì?

Trả lời: Các khoản giảm trừ thuế TNCN bao gồm giảm trừ gia cảnh (11.000.000đ/người/tháng cho bản thân và 4.400.000đ/người/tháng cho người phụ thuộc) và các khoản bảo hiểm bắt buộc như BHXH, BHYT, BHTN và bảo hiểm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề đặc thù.

Câu hỏi 5. Nộp thuế doanh nghiệp ở đâu?

Trả lời: Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thông qua việc nộp trực tiếp tại kho bạc nhà nước, cơ quan quản lý thuế, ngân hàng thương mại/tổ chức tín dụng hoặc thực hiện giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.

Hãy gọi cho chúng tôi tại trụ sở Tp. Vũng Tàu theo số điện thoại 0979.468846 hoặc 0254.2228666, hoặc tại Bà Rịa & Phú Mỹ qua số điện thoại 0979.468846 – 0858.072.072 hoặc 0254.2228777 để được hỗ trợ.


THÔNG TIN LIÊN HỆ

Như vậy trong bài viết Thuế là gì? chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về vấn đề Thuế là gì với các hình thức tính thuế cho từng mục mà bạn đang quan tâm. Hy vọng rằng với chủ đề Thuế là gì? Này sẽ là thông tin hữu ích đến bạn và quý khách hàng đang tìm hiểu thông tin về Thuế là gì? trong quá trình hoạt động cũng như có cái nhìn tổng quan nhất về Thuế là gì.

Đánh giá
Thành lập công ty Vũng Tàu

Chia sẻ bài viết này:

Liên hệ với chúng tôi

Vui lòng để lại thông tin, Công ty Kế Toán Vũng Tàu M.I.T sẽ gọi lại ngay.

Thành Lập Công Ty Vũng Tàu MIT
Đánh giá